Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Bốn cung thủ nổi tiếng trong lịch sử Đại Việt
Sách Võ Nhân Bình Định nêu tên Tứ Đại Thần Cung Đại Việt - bốn cung thủ nổi tiếng, được lưu danh trong lịch sử Việt Nam.

 



1. Thiết Quai Cung:

 

Là cây cung của tướng Nguyễn Quang Huy, người Phú Yên, thiện dụng cây ngân câu (móc câu bạc) ưa cưỡi bạch mã. Huy có sức mạnh lại giỏi võ nghệ, tinh thông binh pháp, Vua Thái Đức rất ái trọng, phong làm Phòng ngự sứ vào trấn Bình Thuận.

 

Cây Thiết Thai cung của Huy có cánh cung làm bằng thép, có nòng bằng sắt, nên trọng lượng rất nặng, sức bắn xa gấp ba, bốn lần cung thường.

 

Nguyễn Quang Huy trước trấn Bình Thuận, sau bị Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm nên phải lui về thủ Phú Yên. Năm Kỷ Mùi (1799) thành Quy Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh vây hãm, Nguyễn Quang Huy kéo quân ra cứu Quy Nhơn. Nguyễn Quang Huy đánh rất hăng. Một ngày đánh bại 25 viên tướng của Nguyễn Phúc Ánh. Phúc Ánh lấy làm lạ lên thành đứng xem. Quang Huy tả xung hữu đột giữa muôn quân như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản, ngó thấy Nguyễn Phúc Ánh đứng trên thành, bèn dùng Thiết Thai cung bắn trúng cánh tay trái. Phúc Ánh té nhào bất tỉnh. Vì vết thương này mà Nguyễn Phúc Ánh phải rút về Gia Định để dưỡng thương.

 

2. Vĩ Mao Cung:

 

Là cung của văn thần La Xuân Kiều, người huyện Phù Cát, văn thơ Nôm, Hán đều thông suốt. Lại giỏi cưỡi ngựa, bắn cung hay. Họ La có một cây cung đặc biệt làm bằng gỗ quý, dây cung bện bằng lông đuôi ngựa. Khi dây cung bật, một âm thanh trong trẻo du dương phát ra, tên phóng ra rất mạnh. Âm thanh vừa dứt thì đích đã trúng hồng tâm. Nhờ cây Vĩ Mao cung mà La Xuân Kiều nổi danh là một xạ thủ đương thời.

 

3. Kỳ Nam cung:

 

Là cung của tướng quân Lý Văn Bưu. Cung có một cấu trúc đặc biệt. Giữa nơi cánh cung, chỗ tay cầm có tháp gỗ quý Kỳ Nam. Bởi vậy cho nên khi treo cung nơi phòng thì hương trầm thơm ngát khắp nhà. Lúc dùng nơi trận địa, hương trầm làm tăng nội lực nên Lý Văn Bưu bắn trăm phát trăm trúng. Càng bắn nội lực càng tăng, tên càng trúng đích.

 

Lúc còn đang xây dựng cơ sở cho nhà Tây Sơn, tại dãy núi Ninh Thuận, huyện Tây Sơn bây giờ, có một con cọp tàu cau, to lớn như con trâu mộng, rất hung dữ và lại tinh khôn, thường hay xuống bắt bò heo và luôn cả người nữa. Lúc đầu thì hổ đi săn bắt ban đêm, sau lại phá phách luôn cả ban ngày. Chẳng những có sức mạnh mà da hổ lại quá dày, cứng đến độ giáo mác dâm không lủng. Dân làng thuê đám thợ săn cọp và các võ sĩ có danh để trừ hổ, song tất cả đều thất bại. Lớp chết lớp trọng thương.

 

Lý Văn Bửu được tin, mang cung Kỳ Nam tìm vào rừng sâu để diệt trừ hổ dữ. Gặp được hổ, họ Lý giương Kỳ Nam cung bắn một phát vào đầu cọp. Tên xuyên từ mắt phải ra đến sau ót. Cọp còn hăng sức xông đến. Lý Văn Bưu tiếp liền hai phát. Tuy da hổ cứng rắn song tên vẫn xuyên ngang cuống họng và yết hầu. Cọp giãy giụa một hồi lâu mới chết. Trong các trận Nam chiến, đánh nhau với quân Xiêm và Bắc chiến với quân Mãn Thanh, cây Kỳ Nam cung cũng đã ra sức giúp Lý Văn Bưu lập được nhiều chiến công.

 

4. Liên Phát cung:

 

Là cung thần của Đặng Xuân Phong. Cánh cung làm bằng thép có độ cứng và đàn hồi cao nên sức bật rất mạnh. Nhờ ở sức mạnh và tài luyện tập, Đặng Xuân Phong có thể bắn một lần 5 mũi tên và bắn liên tiếp.

 

Một hôm, Bùi Thị Xuân đứng ở trường trầu Kiên Mỹ, trông thấy một tráng sĩ trẻ tuổi cầm côn đồng, mang cung sắt, cưỡi ngựa ô, từ hướng làng Thuận Nghĩa chạy lên Phú Lạc, thái độ hiên ngang nhưng tướng mạo trung hậu. Đến hòn Trưng Sơn, tráng sĩ phi ngựa lên núi. Đường sá gập ghềnh nhưng ngựa chạy như trên bình địa.

 

Một bầy quạ bay ngang qua, tráng sĩ gương cung bắn hai phát: hai con quạ rơi xuống. Tiếp theo 5 phát nữa: lại 5 con rơi như lá rụng.

 

Biết là người có tài, bà Bùi Thị Xuân sau khi thăm dò gốc tích, đã cùng với Võ Đình Tú đến tận làng Dõng Hòa kết bạn và mời tham gia đại sự, xây dựng nhà Tây Sơn.

 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Chuyện về bạn gái người Nga của vua Hàm Nghi (16-03-2017)
    Chuyện một người Việt làm vua Chiêm Thành (09-03-2017)
    Nhà Tây Sơn sụp đổ và những câu sấm Trạng Trình (03-03-2017)
    Chính thức ghi nhận công trạng của nhà Nguyễn (27-02-2017)
    Những bản án kỳ cục dưới thời Gia Long - Minh Mạng (23-02-2017)
    Huyền thoại về Chân Nguyên - vị thiền sư Việt lừng danh thế kỷ 17 (18-02-2017)
    Phan Liêu, Đặng Dung và Nguyễn Trãi: Ba ngã rẽ của số phận (14-02-2017)
    Những vị vua Việt lên ngôi ngày Tết Nguyên Đán (08-02-2017)
    Chuyện ăn Tết của vua chúa Việt xưa (04-02-2017)
    Nghệ thuật ngoại giao tôn giáo trong lịch sử Việt Nam (24-01-2017)
    Những cuộc hôn nhân cùng huyết thống trong hoàng tộc nhà Nguyễn (18-01-2017)
    Chuyện ít biết về hai nữ tướng dân tộc thiểu số dưới trướng Nguyễn Nhạc (14-01-2017)
    Lê Thánh Tông - vị Hoàng đế mở cõi (19-08-2016)
    Những câu chuyện lạ lùng về 'năng lực bí ẩn' của vua chúa VN (15-08-2016)
    Khuông Việt - vị quốc sư đầu tiên của Việt Nam (11-08-2016)
    Ngô Thì Nhậm - khuôn mặt trí thức lớn thời Tây Sơn (04-08-2016)
    Trần Nhân Tông: Trí giả anh minh, nhà văn hóa kiệt xuất (30-07-2016)
    Một vài tham quan khét tiếng trong sử Việt (26-07-2016)
    Hé lộ về 7 bà vợ của Hoàng đế Quang Trung (20-07-2016)
    Đinh Tiên Hoàng và những cuộc hôn nhân chính trị (15-07-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152751943.